CHUYẾN ĐI PHÁT XE LĂN 9/2012 BA TỈNH MIỀN TRUNG |
![]() Vào những ngày cuối thu, gió lạnh hiu hắt về, những chiếc lá vàng nhè nhẹ rơi lả tả thì cũng là lúc chúng tôi chuẩn bị chuyến lên đường đi làm từ thiện tại các tỉnh miền Trung .Đúng 11 giờ đêm 10 tháng 9 năm 2012, chuyến xe chở đầy Xe Lăn Tình Thương bắt đầu lăn bánh trong cơn mưa phùn. Cho đến 3 giờ chiều ngày hôm sau, Đoàn mới về đến làng quê nghèo của xã Bình Sơn – tỉnh Quãng Ngãi. Trên sân làng, mọi người đến tụ tập rất đông, ngoài các cụ già, các anh chị tuổi đời còn rất trẻ chẳng may bị bệnh tai biến, có người liệt cả đôi chân, những em nhỏ bị bệnh bại não bẩm sinh liệt cả hai chân, … tất cả đều nghèo không đủ tiền để mua xe lăn. Cuộc sống của họ chỉ quanh quẩn bên cái nhà, cái gường, vốn là chổ gắn chặt cuộc sống của họ vào đó. Trước những mãnh đời đầy thương tâm đó, suốt thời gian qua Hội đã vận động những nhà hảo tâm, những người với tấm lòng nhân ái đã tài trợ nơi đây 20 chiếc xe lăn và 20 phần quà. Sau đó, Đoàn đã chia tay mọi người trong ánh nắng chiều tà đầy thương yêu ấm áp tình người, bằng sự quan tâm chia sẻ những tấm lòng vàng dành cho nhau . ![]() Chia tay đất Quãng, đoàn tiếp tục đi về Chùa Diệu Viên thành phố Huế. Nơi đây, chúng tôi được đưa đến một ngôi làng quê thật nghèo khiến trong đoàn ai cũng bùi ngùi thương cảm khi nhìn những đứa bé tật nguyền bẩm sinh, các cụ già gầy mòn yếu ớt, mù lòa. Nơi đây, Hội đã trao 40 chiếc xe lăn, 40 xuất quà và phát học bổng cho 20 em Học sinh nghèo nhưng hiếu học. Nơi đây là điểm cuối cùng của chuyến từ thiện phát xe lăn của Hội Từ thiện Bàn tay Nhân ái. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những tấm lòng từ bi nhân ái của các nhà hảo tâm, các vị mạnh thường quân từ khắp nơi đã sát cánh cùng Hội trong suốt thời gian qua, đã quan tâm chia sẻ với mọi người và dành cho nhau những ân tình cụ thể cho các mãnh đời bất hạnh nghèo khó. Trong những cuộc hành trình tiếp theo , chúng tôi mong nhận được sự quan tâm, đồng hành của Quý vị các bạn để có thể tiếp thêm nghị lực và niểm tin cho những số phận kém may mắn. Chúc Quý vị và gia đình thân tâm thường an lạc . Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát. Quãng Bảo Source: http://www.bantaynhanai.org/newsdetail.asp?id=290&loai=
TƯỜNG TRÌNH CHUYẾN ĐI KHẢO SÁT NHỮNG HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN VÀO NGÀY 5/10/2012 Chúng tôi lại đến miền Trung trong một ngày mưa bão, để khảo sát và bảo trợ gạo hàng tháng cho những hoàn cảnh khó khăn. Về đến đèo Gành Đỏ – thuộc phường Xuân Đài – tỉnh Phú Yên, chiếc xe của đoàn chúng tôi theo con đường dài khoảng 2km lỏm chỏm sình lầy mặc cho mưa gió, rét lạnh. Cuối cùng đoàn cũng đã đến được nơi cần tìm, đó là ngôi nhà của chị Nguyễn Thị Tám. Chồng chị đã qua đời trong căn bệnh hiểm nghèo để lại 3 người con bị bệnh tâm thần, mà một mình Chị phải tất tả trong cuộc sống nhọc nhằn mưu sinh, nhưng vẫn không đủ ăn. Đêm về bên mái tranh nghèo, nhìn các con không được lành lặn như bao người khác, lòng chị xót xa bao nỗi lo toan cho ngày mai. Cho dù đôi tay cứ ngày một chai sần, đôi vai mỏi mòn vì mưa nắng, dãi dầu vẫn miệt mài tần tảo để các con sống trọn trong tình yêu thương. Nhìn gia cảnh của chị không ai khỏi bùi ngùi, chạnh lòng xót xa. Nơi đây, Hội đã bảo trợ 38 xuất gạo và 6 xuất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học. Rồi chúng tôi chia tay mọi người trong cơn mưa chiều bằng tất cả tình thương, ấm áp tình người. Một ngày mới bắt đầu khi ánh bình minh tỏa sáng trên đoàn đã có mặt tại bến đò Vạn Giã, tỉnh Ninh Hòa để đi đò ra đảo. Phải mất 5 giờ đò chạy chúng tôi mới đến được 3 đảo, cứ mỗi đảo có vài trăm hộ dân sống bằng nghề đánh cá, nuôi trồng thủy sản. Cuộc sống có phần thay đổi nhưng vẫn còn đâu đó những mái nhà mà trong đó bao nhiêu thân phận khổ đau, tật nguyền, cô đơn, bệnh tật triền miên.Trẻ em học hết cấp I nhưng vì không có trường cấp II nên buộc các em phải vào đất liền để học. Nơi đây Hội đã bảo trợ 42 xuất gạo và 8 xuất bảo trợ cho một số học sinh nghèo. Đoàn đã rời đảo khi ánh hoàng hôn vừa tắt sau rặng núi để lại đằng sau bao cảnh đời đầy thương cảm.
Chúng tôi đến thăm nhà bà Lê Thị Kim Thu cách chùa 5km. Xe của chúng tôi rẽ vào một con đường đầy cỏ dại, túp lều xiêu vẹo của bà cất trên một gò đất gần cây cầu đường xe lửa. Bà sống cô đơn một mình, hằng ngày đi lượm ve chai bán kiếm vài ngàn để sống. Ngoài bà Thu, còn rất nhiều hoàn cảnh thương tâm khác nữa. Như bà Trần Thị Lài sống trong căn nhà chỉ vỏn vẹn có hai mẹ con, bà thì bệnh nằm một chỗ không đi lại được, mọi sinh hoạt đều nhờ vào người con trai tật nguyền, hai tay cong vẹo. Khi chúng tôi hỏi thăm, những giọt nước mắt cứ tuôn trào trên đôi má như bà đã dồn nén bấy lâu nay. Một đoạn của cuộc hành trình đủ để chúng ta thấu hiểu nổi nhọc nhằn của những mảnh đời kém may mắn trong cuộc sống. Bằng tất cả tình thương, sẻ chia và lòng nhân ái, niềm vui và hạnh phúc đã được san sẻ giữa người cho và người nhậncho con người xích lại gần nhau hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tri niệm công đức, tấm lòng từ bi ở khắp mọi miền. Trong những chuyến hành trình tiếp theo, chúng tôi luôn mong nhận được quan tâm cùng chung tay, góp sức chia sẽ của quý vị đạo hữu và các bạn, để tiếp thêm nghị lực và niềm tin giúp đồng bào chúng ta vươn lên thoát khó nghèo, để bất hạnh không vùi lắp tương lai. Chúc quý vị thân tâm thường an lạc Nam mô công đức lâm Bồ tát Ma ha tát Diệu Thiện Source: http://www.bantaynhanai.org/newsdetail.asp?id=292&loai= |
CHUYẾN ĐI KHẢO SÁT HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN 22/9/2012 | ||
CHUYẾN ĐI KHẢO SÁT NHỮNG HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Chúng tôi đã vượt trên 700 cây số đường đèo dốc về lại miền Trung trong một ngày đầy nắng gió. Chuyến đi nầy nằm trong chương trình khảo sát các đồi tượng được nhận gạo hàng tháng, một số người tàn tật được cấp xe lăn và trao học bổng cho các em Học sinh nghèo hiếu học tại một số tỉnh Miền Trung do Hội Từ Thiện Bàn Tay Nhân ái tổ chức. Quảng Ngãi, một vùng đất đầy chất nhân văn. Người dân sống hiền hòa, dung dị nhân hậu, ấy vậy mà hàng năm phải gánh chịu thiên tai bão tố triền miên, cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng con người, còn tài sản nhà cửa thì bị sụp đổ tiêu tan, rồi chỉ còn để lại cho họ những mãnh đời đầy nghiệt ngã. Đoàn đi theo con đường làng quê nhỏ hẹp đầy sương thu và cỏ dại. Chúng tôi đến nhà Bà Võ Thị Kim, cư trú trong một căn nhà nhỏ nghèo nàn khiến mọi người bồi hồi xúc động. Nhìn quanh, tài sản trong căn nhà chỉ vọn vẹn một chiếc gường cũ xiêu vẹo, vài túi ny-lông đựng quần áo đã bạc màu. Dưới thềm nhà, người mẹ già 82 tuổi thân hình gầy gò đang nằm run rẫy bên cạnh người con 60 tuổi tâm thần lúc tỉnh lúc mê. Sau đó, chúng tôi còn ghé thăm nhiều mãnh đời thương tâm khác nữa, như trường hợp Bà Võ Thị Giàu bị bệnh tâm thần, sống một mình trong căn nhà lá. Khi đoàn đến thăm, Bà thấy người đông nên đã nổi cơn la hét rượt đuổi khiến chúng tôi phải khó khăn lắm mới chụp được vài tấm ảnh. Cũng như trường hợp em Học sinh Nguyễn Thị Kim Huyền mồ côi cha mẹ, sống một mình trong Căn nhà Tình thương vậy mà em vẫn vượt qua trở ngại khó khăn, chăm chỉ siêng năng học tập, để rồi cuối năm đạt được kết quả tốt. Trên khuôn mặt non nớt tuổi còn thơ của em, khóe mắt dường như còn đọng lại đâu đó những giọt lệ thầm kín về những nỗi buồn bất hạnh của một cuộc đời không cha không mẹ làm nơi nương tựa. Nơi đây Hội Từ thiện Bàn Tay Nhân Ái bảo trợ 50 phần gạo định kỳ và 20 suất học bổng cho các em Học sinh nghèo hiếu học. Mặt trời đã xế bóng, đoàn chúng tôi chia tay mọi người mà lòng tràn ngập tình cảm lưu luyến yêu thương. Cuộc hành trình lại tiếp tục đưa Đoàn xuôi về Chùa Long Phước, Huyện Ninh Hòa thuộc Tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, Hội đã tài trợ 21 chiếc xe lăn cho những người nghèo tàn tật không đi lại được. Chúng tôi xin tri niệm công đức Quý vị đạo hữu đã tham gia chuyến đi với tinh thần trân quý “Thương người như thể thương thân”. Trong suốt chặng đường dài, quý đạo hữu đã chia sẽ lòng hảo tâm từ những phương trời xa nửa vòng trái đất, sau bao ngày tất tả mưu sinh mà vẫn không quên dành dụm đóng góp, sát cánh cùng Hội mang đến niềm vui sưởi ấm bao trái tim đang lạnh lẽo giữa cuộc đời đầy nghiệt ngã nầy. Chúc Quý vị và gia đình được thân tâm thường an lạc Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát Quảng Bảo Source: http://www.bantaynhanai.org/newsdetail.asp?id=291&loai= |