CHÚT TÌNH CHO QUÊ HƯƠNG
Chúng tôi Hội Đoàn Từ Thiện Bàn Tay Nhân Ái đại diện những vị mạnh thường quân khắp nơi trên địa cầu, xin được cùng thương cảm trao tận tay chút tình thươngcho người dân nghèo Nước Việt.
Sau chuyến từ thiện năm 2014.Đoàn chúng tôi tiếp tục chuẩn bị cho chuyến từ thiện xuyên Việt năm 2015.Trong tiết trời mùa xuân đã dần phai gợi cho chúng tôi nỗi nhớ thương những thân phận nghèo khó nơi quê hương đất Việt, như hối thúc chúng tôi lên đường.Vượt qua nửa vòng trái đất sau vài ngày chúng tôi đã đến đất nước Việt Nam thân yêu.
Nơi đầu tiên đoàn từ thiện chúng tôi đến là vùng đất tỉnh Bến Tre. Sáng ngày 5 tháng 3 năm 2015 chúng tôi đã có mặt tại Chùa Lonh Khánh thuộc ấp An Hòa, xã Bình Tây, huyện Ba Tri. Nơi đây đoàn chúng tôi đã cấp phát gồm: 88 phần gạo định kỳ cho người nghèo, 29 em học sinh nghèo hiếu học nhận học bổng định kỳ, 20 em nhận học bổng đột xuất, 80 người nhận quà đột xuất và 10 chiếc xe lăn, 5 chiếc xe đạp.


Tiếp tục sángngày 6 tháng 3, chúng tôi đếnChùa Long An –Ấp Bình Thạnh – Huyện Long Mỹ – Tỉnh Hậu Giang. Chiều chúng tôi đến Chùa Long An thuộc ấp Tân Thạnh ,Huyện Long Mỹ, Tỉnh Hậu Giang. Ở hai chùa Đoàn đã cấp phát: 88 sổ gạo định kỳ, 18 xuất học bổng định kỳ, 40 phần học bổng đột xuất , 159 phần quà đột xuất, và 11 chiếc xe lăn.
Cứ thế cuộc hành trình vẫn tiếp diễn, thời gian như luôn nhắc nhở chúng tôi từng giờ, tùng ngày; tranh thủ nghĩ vài giờ trong đêm, trời chưa rạng sáng là chúng tôi lại lên đường. Sáng ngày 7 tháng 3, Đoàn đã đến tạiTu Viện Khánh Anh, Xã Thạnh Quới, Tỉnh Sóc Trăng. Vừa đặt chân tới cổng chùa, tấm biểu ngữ chúc xuân 2015 vẫn còn tươi màu hoa văn và nét chữ như mừng đón chúng tôi, những người đem tình thương đến với đất này, lòng dạ chúng tôi thêm phấn khích.Tại đây, đoàn cấp phát học bổng cho 16 học sinh 53 người nghèo nhận gạohàng tháng. 80 người nghèo nhận gạo đột xuất và 20 em học sinh nghèo nhận quà .
Vừa xong, chúng tôi tức tốc lên đường đếnChùa Long Quang, Ấp Hưng Hội , Huyện Vĩnh Lợi, Tỉnh Bạc Liêu. Dường như mọi người ở đây đã đến chùa đợi chúng tôi từ sớm, những ánh mắt chờ mong hiện trên khuôn mặt khắc khổ của họ; chúng tôi càng thương cảm. Mặc cho ánh nắng rực lửa, những mạnh thường quân và cũng là những thiện nguyện viên liền bắt tay vào việc, dù cơ thể mồ hôi đẩm ướt nhệt nhòai nhưngtất cả đều tất bật, vì tình thương người cùng khổ. Chúng tôi cấp cho người tật nguyền là 30 chiếc xe lăn, 59 sổ gạo định kỳ, 6 em học sinh nghèo nhận học bổng, 20 em học sinh nghèo hiếu học nhận quà đột xuất và 80 người nghèo nhận gạo đột xuất

.
Rang sáng ngày 8 tháng 3,xe từ thiện đưa chúng tôi vượt qua 400km đường đến Chùa Kim Sơn – khóm 6 – Phường 6 – TP Cà Mau. Đây là Chùa ni, ngôi Chùa nuôi dưỡng những cụ già neo đơn, bệnh tật. Ngôi chùa hình dáng rất xưa, giống như một am tự, xây dựng cách đây gần một trăm năm. Chùa Kim Sơn là chỗ dựa tâm linh , mang đến niềm tin lớn đến cho phật tử nơi đây. Trong khi cấp phát quà, chúng tôi mới biết được trường hợp của em Đỗ quý, ở Ấp Hai, chợ Tất Chơn. Em bị tật nguyền, hàng ngày em bán vé số sinh sống không đủ qua ngày, vậy mà còn phải cưu mang mẹ già 80 tuổi;mẹ con sống trong cơ cực tận cùng. Ngoài số tiền quà, chúng tôi còn biết chia sẻ gì hơn nữa là nguyện cầu cho em được bình an trong tâm hồn. Tại đây chúng tôi cấp gạo định kỳ cho 53 hộ, 18 xuất học bổng định kỳ cho 80 em hs, 80 người lãnh quà đột xuất, 20 em học sinh nhận học bổng đột xuất, 30 chiếc xe lăn cho những người tàn tật và 12 chiếc xe đạp các em hs nghèo.


Cấp phát quà vừa xong, Xe chùng tôi tiếp tục chuyển bánh, chở theo nhiệt huyết chứa chan và những ánh mắt tươi tắn của các em thiện nguyện viên tuổi còn rất trẻ, đang háo hức trông chờ. được trực tiếp trao quà cho những người nghèo khổ khắp nơi, trong trái tim các em đã in đậm tình thương nhân loại cao cả, chắc chắn đó mãi là nghĩa cử sâu sắc in hằn trong cuộc đời các em. Đây sẽ là những ngôi sao tỏa sáng trên bầu trời từ thiện trong tương lai.
Xe dừng lại trước ngôi Chùa Phước Linh, thuộc xã Tân Lộc- huyện Thới Bình – tỉnh Cà Mau. Nơi đây chúng tôi cấp phát 75 xuất gạo hàng tháng , 23 xuất học bổng , 80 phần quà đột xuất , và tặng 20 xuất học bổng đột xuất.
*Trong chuyến trao quà lần này, chúng tôi còn có dịp khảo sát và giúp đở những người nghèo, những người tật nguyền, khốn cùng có hoàn cảnh đặc biệt đáng quan tâm.


Tỉnh An Giang
Rạng sáng ngày 10 tháng ba, xe từ thiện chuyển hướng, ngược từ Cà Mau đến An Giang.Cảnh ven đường như tô xanh mắt chúng tôi, chao ôi, bao la là ruộng lúa, dòng sông Cửu Long mênh mông nước. Chia tay những hình ảnh ven đường, xe đưa chúng tôi đến vùng đất khô cằn, đá núicủa Thị Trấn Tịnh Biên nơi có ngôi Chùa Huỳnh Quang, thuộc ấp Phú Hiệp , Xã An Phú , Huyện Tịnh Biên – Tỉnh An Giang. trời nắng chói chan, nên chúng tôi tranh thủ cấp phát quà: tang 44 xe lăn cho 44 người già yếu, tàn tật , 50 phần gạo định kỳ, 23 xuất học bổng định kỳ, 20 xuất học bổng đột xuất , 11 chiếc xe đạp và 80 phần quà đột xuất cho 80 người nghèo khó nơi đây.
Trong khi cấp xe lăn, trái tim chúng tôi lại thêm đau nhói khi nhìn thấy em bé 2 tuổi lại phải cần chiếc xe lăn, vì khi em sinh ra không có đầu gối và mãi mãi đời em sẽ không thể đứng lên được nữa. Nào em có làm gì nên tội mà tấm thân lại phải chịu đầy đọa như thế; phải chăng đó là sự hiện báo, sanh báo và hậu báo bởi hai chữ Nghiệp-Duyên!


Chia tay Chùa Huỳnh Quang; xe đưa chúng tôi đến Chùa Hội Đức, thuộcHuyện Thoại Sơn, Xã Bình Thành. Ngôichùa ẩn mình trong vùng hẻo lánh, có nhiều kênh, rạch nhưng không khí nơi đây chẳng có chút mát mẻ mà lại hơi oi bức, có lẽ dotiết trời quá nắng. bà con ở ngôi Chùa này đã sống theo lời Phật dạy. Biết đùm bọc lẩn nhau, biết chia sẻ dù là hạt muối. Biết thế nào là giữ gìn năm giới, biết xa lìa những cám dỗ và an lòng với những gì mình đang có.
Thầy trưởng đoàn từ thiện, đã gởi đến bà con những lời pháp nhủ , giọng nói nhẹ nhàng, êm ái của Thầy như cơn mưa nhè nhẹ tưới mát những tấm lòng phật tử nơi đây. chúng tôi khẩn trương cấp phát gạo định kỳ cho 26 hộ nghèo, 7 em học sinh học khá, giỏi có học bổng định kỳ và 20 em học sinh được xét học bổng đột xuất,cấp 7 chiếc xe lăn, 2 chiếc xe đạp và quà đột xuất 80 người nghèo khác.


Rời miền Tây, chúngtôi về Sài Gòn nghĩ đêm chuẩn bị cho chuyến hành trình ra miền Trung dằng dặc.
Giữa cái nắng thiêu đốt , đoàn xe chúng tôi lại hối hả ra đi.
Trên đường đi chúng tôi tranh thủ ghé vùng đất Đồng Nai và có mặt tại Chùa Bến Nước, xã Phú Cường, huyện Định Quán vào lúc 10 giờ sáng. Có lẻ tại huyện Định Quán này nằm trên núi gần Tỉnh Lâm Đồng, thuộc vùng cao nên có nhiều bà con dân tộc sinh sống như Xtiêng Chơ-ro, Chăm, Mạ, Ê-đê, Tày, Thái và cả dân biển hồ từ Campuchia cũng về đây cư trú. Nơi đâynguồn nước rất khan hiếm. Trong làng này phần nhiều là theo đạo công giáo. Có nhiều hộ được các cha nhà thờ xây cất cho những căn nhà tình thương. Riêng hội Từ Thiện Bàn Tay Nhân Ái chúng tôi thì , cung cấp gạo hàng tháng cho bà con và lần này còn có thêm chút thực phẩm. Bàn tay Nhân ái chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến các em học sinh nghèo hiếu học nhưng không đủ điều kiện đến trường.Tặng những chiếc xe lăn cho các cụ già yếu, bệnh liệt. Không thể nào kể hết những nổi thống khổ, cùng cực của người dân vùng núi cao này..
*Bao giờ cũng thế, phật tử chúng tôi luôn được nghe những bài thuyết pháp tuy ngắn gọn từ các Thầy nhưng gởi gắm rất nhiều điều hữu ích cho cuộc sống làm người và luôn là lời nhắc nhở dân tình hãy sống trong chánh pháp. Đại diện bà con là ông lão bị yếu liệt xin được nói lên lòng tri ân các mạnh thường quân, đã nhịn nhường phần dư của mình mà chia sớt đồng bào cơ cực và cũng nhờ những chiếc xe lăn mà làm nên đôi chân cho họ được di chuyển dễ dàng hơn. Bên học sinh cũng đại diện một em nói muôn vàn lời cảm tạ các ân nhân, các thiện nguyện viên và hứa làm người tốt, sống tốt và sẽ không phụ lòng ân nhân.


Rời chùa Bến nước, chúng tôi Đến với1 ngôi chùa khá khang trang tại Ấp Bến Nôm 2, Xã Phú Cường, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai.
Trụ trì ngôi chùa trong vùng núi này là một Sư Cô còn rất trẻ. Sư Cô Nghĩa thông hiểu Phật pháp và diễn đạt khéo léo lời Phật dạy với bà con dân tộc thiểu số và các em học sinh hiếu học, làm chúng tôi rất ngưỡng mộ.
Tiếp tục vượt quảng đường dài xa tít, qua bao dãy núi đèo, chiều ngày 13 tháng ba, xe đoàn dùng bánh tạiTịnh Xá Ngọc Thịnh, xã Cam Thịnh Tây,Thị Xã Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa. Tịnh Xá hiện mình trong vùng núi hẻo lánh, gió rừng vi vu. Thật đáng kính thay một vị trụ trì đã mang tâm từ ban rải nơi chốn hoang vu, sâu xa đá núi này để cho đồng bào dân nghèo có nơi nương tựa tinh thần.Qua tìm hiểuchúng tôi rất đổi ngạc nhiên và nghẹn ngào,vùng này đa phần là người dân tộc; họ sinh sống bằng nghề lượm phân bò.
Trường hợp em Cao văn Khánh lại càng làm chúng tôi xót xa hơn.Em đang học cao đẳng ngành du lịch, thực hiên ước mơ được đi đó đây.Thế mà bệnh tật đâu chừa ai. Em bị căn bệnh trầm kha, ung thư xương nên phải cưa đi mất một chân. Niềm mơ ước sụp đổ, em giờ chỉ còn nương nhờ vào lòng hảo tâm ân nhân xa gần mà thôi.


Tỉnh Bình Định
Từ Cam Ranh đoàn tiếp tục ngược lên miền trung ngang qua Quy Nhơn, quê hương của chàng thi sĩ họ Hàn. vượt núi, băng đèo, ngang thung lũng. Chạy dọc bìa rừng, ven theo eo biển, xe Chúng tôi đã tới địa phận tỉnh Bình Định, và rồi dừng lại tại Chùa Viên Giác, xã Mỹ Lộc và xã Ân Tường Tây, Tỉnh Bình Định.Nhìn các cụ già yếu, tật bệnh, bại liệt đau đáu chờ đoàn tới, làm chúng tôi xót ruột, đau lòng.. Chúng tôi bắt tay ngay vào việc phát quà. Tại đây chúng tôi trao 30 chiếc xe lăn cho 30 người tàn tật đau yếu , phát gạo định kỳ 70 xuất, cấp 9 xuất học bổng định kỳ và 20 em được nhận quà đột xuất. Ngoài ra còn phát 80 phần quà khác cho những người nghèo nơi đây.


Tỉnh Quãng Ngãi
Chùa Sắc Tứ Diệu, thuộc xã Bình Chương, Thị Trấn Châu Ổ huyện Binh sơn – Tinh quãng ngãi đây rồi. Ngôi chùa Sắc tứ diệu, náu mình sâu bên trong. Thầy trụ trì đã khéo tổ chức đưa đón bà con và sắp xếp rất trật tự trong khi chờ đoàn đến. Sự chu đáo này làm bà con nghèo khó tật bệnh rất hoan hỷ. Và chúng tôi cũng thấy vui lây với niềm vui của họ. tại đây đoàn đã cấp phát: 54 sổ gạo định kỳ, 20xuat học bổng đột xuất, 20 chiếc xe lăn và 80 phần quà đột xuất.
.JPG)
.JPG)
Tỉnh Quãng Nam
Sau vài tiếng đồng hồ ngã lưng nghỉ ngơi, sáng sớmhôm sau chúng tôi tiếp tục lên đường ra Quảng Nam, Huyện Đại Hồng, Xã Đại Sơn. Nơi phát quà là một tụ điểm ngoài trời, bước xuống xe chúng tôi như choáng ngợp bởi cái nắng chói chang, gió cứ cuốn hơi nóng thóc vào mặt. Điều đáng thương là bà con nghèo đang ngồichờ chúng tôi dưới trời nắng. Chỉ có một mái che nhỏ xíu bà con nhường cho những thiện nguyện viên đứng phát quà. Đáng mừng là có các em phật tử hiền lành của chùa cùng phụ giúp việc khiên, vác. Nơi đây đoàn phát 45 sổ gạo định kỳ, 22 em học sinh có học bổng định kỳ, 80 phần quà đột xuất, 20 học sinh nhận học bổng đột xuất và 5 chiếc xe lăn.


Thừa Thiên Huế
Sáng sớm ngày 9 tháng 3, Đoàn tiếp tục cuộc hành trình từ Quảng Ngãi ra Thừa Thiên Huế,, vượt quảng đường dài ,9 giờ xe đưa chúng tôi đến Chùa Linh Quang, Xã Phú Thượng. Trụ trì ngôi chùa này là Sư cô Thích Nữ Như Hạnh. Một mình một thân tận tâm, dốc sức lo lắng đến những người nghèo khổ trong làng xã. Dù ngoài trời nắng gay gắt nhưng chúng tôi không có thời gian nghĩ giải lao, vì tất cả bà con đang ngồi đợi chúng tôi. Tại đây đoàn đã cấp phát: 25 chiếc xe lăn cho các cụ già bệnh tật, 50 người nhận gạo định kỳ, 14 em học sinh nhận học bổng định kỳ và quà. 20 Học sinh nhận học bổng đột xuất và có 2 em được nhận 2 chiếc xe đạp.
.JPG)

Cái nắng miền trung thật khủng khiếp, không khí oai bức, đến khó thở. Những thiện nguyện viên mồ hôi thắm đẫm như tắm; tuy vậy nhưng chúng tôi không mấy bận tâm, chỉ biết dành hết tình thương cho người nghèo. Chú Khang trong đoàn, đầu gối đã bị trật khớp, bong gân, đau nhức và đi đứng rất khó khăn. Nhưng khi thấy các cụ già không thể nhấc nổi bao gạo , chú quên ngay, ra tay giúp liền. Thương làm sao, kính làm sao! các bác mạnh thường quân cũng như thế,cùng tất bật chung tay phụng sự. Sống có đạo, sống có tình, sống đúng kiếp người tu học.Đôi khi nhẫn nhịn, chịu đựng trước sự việc không thuận duyên để thực hành hạnh bố thí vô uý.


Tỉnh Quãng Trị
Rời Huế cố đô, xe tiếp tục đưa chúng tôi đến với Quảng Trị; quản đường đi hơi khó khăn, gập ghềnh do đường bị lở lói nhiều đoạn, mãi đến 15 giờ chiều chúng tôi mới đến nơi.Chùa Trường Sanh, Huyện Hài Lăng. Nơi đây chúng tôi cấp phát: 64 sổ gạo định kỳ, 17 xuất học bổng định kỳ, 20 em học sinh nhận cấp học bổng đột xuất,cấp15 chiếc xe lăn và 90 phần quà đột xuất.


Tỉnh Quãng Bình
Tạm biệt mãnh đất Quảng Trị, đoàn tranh thủ lên đường đến Quảng Bình, quang cảnh ven đường thật mát mắt, được nhìn dòng Bến hải và cầu Hiền Lương đôi bờ. xe nhanh chóng đưa chúng tôi đến với Chùa Đại Giác. May mắn là sân chùa rộng có mái che, nên kas thuận tiện, chúng tôi đã cấp phát: 31 phần gạo định kỳ, 7 xuât học bổng định kỳ, 20 xuất học bổng đột xuất trao 25 chiếc xe lăn và 80 phần quà đột xuất khác.


Tỉnh Hà Tỉnh
Đoàn tiếp tục lên đường, từ Quảng Bình ra Hà Tỉnh. Cảnh vật lại lướt nhanh qua của kính xe, những cánh đồng lúa bát ngát xa tít tận chân trời, nhuốm đẫm một màu xanh lá trong lành, đem lại sự no ấm cho người dân nơi xứ này.
Nhưng thật bất ngờ đến thú vị, khi chúng tôi ghé tới Chùa Hoa Lâm, ở xã Đức lâm! Sau giây phút ngỡ ngàng , chúng tôi mới quan sát và tìm hiểu, ngôi chùa không vách, như một am tự. Gió lùa tứ hướng. chùa Chùa tọa lạc trong vùng hẻo lánh, xa phố thị nhưng lòng quy ngưỡng phật pháp của phật tử xung quanh đây lại cao như núi.Những thiện nam tín nữ phật tử luôn quy tụ về chùa này cùng nhau kinh kệ và lễ bái với niềm tin chân thành.Thỉnh thoảng các phật tử mời Thầy khắp nơi về giảng pháp cho hàng phật tử trong vùng nghe. Càng nghe chúng tôi như càng bị cuốn hút vào Câu chuyện họ kể . Tại đây, chúng tôi đã cấp phát: 27 xuất gạo định kỳ, 20 xuất học bổng đột xuất, 5 chiếc lăn và 100 gia đình nghèo được nhận quà đột xuất.


Tỉnh Nghệ An
Xe lại tiếp tục bon bon dặm dài quanh co đến xứ Nghệ An, và rồi dừng lại tại chùa Chùa Yên Thái- huyện Quynh Lưu, 1 huyện nghèo ven biển. Đây là quê hương của nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng từ thời xa xưa.Nơi xuất thân của nhiều vị tu sĩ xuất chúng, những nhà thơ lỗi lạc.Quỳnh Lưu đất bùn lõm mà khô cằn quá.Còn rất nhiều người không đất không nhà, không nơi cư ngụ. Nơi đây đoàn phân phát cho: 63 hộ nhận gạo định kỳ, 19 em nhận học bổng định kỳ, 20 em nhận học bổng đột xuất và 80 phần quà đột xuất.
.JPG)
.JPG)
Tỉnh Thanh Hoá
Chia tay Nghệ An, Đoàn từ thiện chúng tôi đến địa điểm phát quà cuối cùng là Chùa Khánh Long, thuộc xã Minh Nghĩa, huyện Nông Cống. tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây chúng tôi cấp phát: 30 chiếc xe lăn cho các cụ già và các em nhỏ tật nguyền, yếu liệt. 20 em học sinh được cấp học bổng đột xuất, 80 phần quà đột xuất và 50 sổ gạo định kỳ.


Có đi thăm cảnh cơ hàn
Lòng ta mới thấy gian nan trăm bề
Người tật nguyền, người nghèo quê
Trẻ ôm bệnh, học sinh quê u buồn
Ta đi trao gởi tâm hồn
Sẽ chia đau khổ, nỗi buồn cho dân
Cám ơn lòng thiện ân nhân
Gởi trao lời cảm, lời ân biển trời.
Đây là chuyến từ thiện xuyên Việt mùa xuân năm 2015, là chuổi dài hành trình từ Nam ra Bắc. Từ mũi Cà Mau đến Thanh Hoá và dừng chân tại Hà Nội. Đất nước nghìn năm văn hiến. truyền thống tương thân tương ái, thương người như thể thương thân, của người dân Việt đã làm người con đất Việt khó lòng quay lưng làm ngơ trước những cảnh đời cơ cực. Những mảnh đời tưởng chừng như đi vào ngỏ cụt. Khổ! trùng trùng bể khổ!
*Tôi liền nhớ đến bài pháp đầu tiên thật vi diệu của Bụt Bổn Sư cho năm anh em Trần Kiều Như tại vườn Lộc Uyển. Tứ Diệu Đế. Một bài giảng thức tỉnh tâm người cách đây gần 2,600 năm (theo Phật lịch sau khi ngài nhập diệt) và tin chắc vẫn còn đến mãi nghìn năm sau. Vì sự thật vẫn luôn tồn tại. Sự thật là không ai thoát được khổ! Ngay người giàu sang bậc nhất cũng phải rơi lệ, sầu khổ. Ái tình, tật, bệnh, già, chết… đều khổ, như triền miên, mênh mông bể khổ.Chúng tôi đang học bài Tứ Diệu Đế để nhìn cái khổ mà không thấy khổ.Chúng tôi những người trong đoàn đang tập sống sao để ôm ấp cái khổ, tìm hiểu cội nguồn cái khổ.Để rồi chúng tôi chế tác thành một loại thuốc diệt khổ đi. Đức Phật dạy cho chúng sanh nắm bắt gốc rể về khổ đếcho chúng ta nhận thức tìm lẻ sống hành đạo cho đúng đạo làm người trên con đường tu tập. Hội từ thiện Bàn Tay Nhân Ái là nơi cho chúng tôi thực tập diệt khổ hành đạo, mà từ bi và bác ái là bắt nguồn để hành Bồ Tát Đạo.Càng đi xa tôi càng mong học làm người cảm thông một cách sâu sắc hơn.Mong mình được hiểu nhiều hơn, tập và thử sức cảm những nỗi lẻ loi, hiu quạnh của những mảnh đời ấy, để nén máu trong trái tim đau, để bật chảy dòng thương cảm trong lòng.
Các bác mạnh thường quân, các cô chú thiện nguyện viên mà tôi nhìn thấy, các cô chú đang làm theo lời phật dạy, hành hạnh bố thí ba la mật. Gặp ai các cô chú cũng vươn tay dài ra để vào túi xách của người nhận sự xẻ chia chia\với nụ cười cảm thông, cho mà không cho theo hình tướng, cho mà không vướng mắc bên trong. và trên gương mặt ai nấy rạng ngời ánh Bồ Tát Đạo. thốt nhiên giọng niệm đức Quán Âm theo nhịp điệu Làng Mai cứ vang lên
Nam..mô.. Bồ Tát.. Quan Thế Âm…Nam.. Mô Bồ Tát Quan Thế Âm…Nam..Mô.. Bồ TátQuan Thế Âm……


Tôi thầm nguyện cầu, hàng năm sẽ có thêm nhiều người bảo trợ cho các em học sinh nghèo hiếu học, các cụ già lẻ loi có thêm người chia sẽ gạo hàng tháng, những người tật nguyền có được chiếc xe lăn làm phương tiện.
Chúng tôi xin đại diện cho bà con nghèo tật nguyền, những cụ lão đơn chiếc, các em học sinh thiếu điều kiện đến trường, Chân thành tri ân các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân khắp nơi đã chung tay nhau ôm ấp lấy những mảnh đời bất hạnh. Kính cầu chúc các vị bảo trợ, các thiện nguyện viên cùng gia đình thân an tâm lạc, càng rạng ngời ánh đạo bồ tát!
Chân Lưu Từ kính bút.
Website: http://www.bantaynhanai.org/newsdetail.asp?id=304