Văn hóa cà phê Việt


Sự phát triển của văn hóa cà phê có thể được hình thành theo ba làn sóng. Làn sóng thứ nhất là khi cà phê được giới thiệu ra thị trường dưới dạng hàng pha sẵn sản xuất hàng loạt. Làn sóng thứ hai tập trung vào hương vị và phong cách rang xay hạt, đưa “hình thái cà phê espresso” tới qua các chuỗi cửa hàng như Starbucks. Tại Việt Nam, văn hóa cà phê có nguồn gốc và sự phát triển khá đặc biệt

Trong lịch sử cà phê có thể đã được các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp mang hạt sang trồng lẻ tẻ ở nước ta từ thế kỷ 17, 18. Tuy nhiên, người Pháp được công nhận là đã mang nhiều ảnh hưởng khi người họ chiếm được Việt Nam từng phần và đặt nền bảo hộ lên toàn cõi (1884).

Cà phê chính thức được người Pháp đưa sang trồng ở Việt Nam vào năm 1857. Giống cây cà phê được lấy từ đảo Martinique và vùng Guyane thuộc Pháp ở châu Mỹ Latin vì có khí hậu và thổ nhưỡng nhiệt đới tương tự Việt Nam. Đầu tiên, cà phê Arabica được trồng thử ở phía Bắc rồi ở miền Trung (Quảng Trị, Bố Trạch…), sau khi thu hoạch được chế biến dưới thương hiệu Arabica du Tonkin (cà phê Arabica Bắc Kỳ) và xuất khẩu sang Pháp. Sở dĩ loại Arabica được thử nghiệm trước vì loại này có giá trị cao hơn, phù hợp với vùng cao nguyên và núi cao.

Vườn cà phê đang mùa chín rộ. Nguồn: google.com
Vườn cà phê đang mùa chín rộ. Nguồn: google.com

Từ năm 1925, sau những cuộc khảo sát quy mô, kỹ lưỡng về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng cũng như cân nhắc về xã hội, chính trị, người Pháp đem cà phê trồng thử nghiệm ở vùng Tây nguyên, đặc biệt là cao nguyên Lang Biang (Lâm Đồng) và Đắk Lắk (Ban Mê Thuột), với đồn điền của Pháp và chủ nhân là người Pháp, còn nhân công chủ yếu là người dân tộc. Giống Arabica thích hợp với Lang Biang, còn Robusta phát triển tốt ở Đắk Lắk.

Sau 8 thập kỷ hình thành và phát triển ngành trồng trọt cà phê, đến năm 2001, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới, hằng năm thu về cho ngân sách quốc gia hơn một tỉ USD.

Trong niên vụ 2012/2013, dù khối lượng xuất khẩu giảm nhưng Việt Nam chỉ đứng sau Brazil về xuất khẩu cà phê. Số liệu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy Việt Nam xuất khẩu được 1,1 triệu bao cà phê (loại 60kg) trong tháng 9, đưa khối lượng xuất khẩu của cả niên vụ 2013 (từ tháng 10/2012 đến tháng 9/2013) lên xấp xỉ 20 triệu bao, giảm 7,9% so với niên vụ 2011/2012(21,7 triệu bao). Với khối lượng trên, Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới.

Biểu đồ thống kê khối lượng xuất khẩu cà phê của các nước trên thế giới. Nguồn: cafebiz.vn
1378317989-5447

Vị trí đứng đầu thuộc về Brazil. Với 2,7 triệu bao cà phê xuất khẩu được trong tháng 9, tổng khối lượng xuất khẩu của nước này trong cả niên vụ 2013 đạt 30,9 triệu bao, tăng 7,2% so với niên vụ trước.

http://online.wsj.com/news/articles/SB10001424127887324906004578290081981687700
http://online.wsj.com/news/articles/SB10001424127887324906004578290081981687700

 

Cà phê và những xu hướng mới

Tại thị trường nội địa, lượng tiêu thụ cà phê đang không ngừng tăng cao. Cà phê trở thành thứ thức uống quen thuộc, được nhâm nhi cả trong lúc làm việc hoặc khi nhàn rỗi. Quán cà phê trở thành nơi giao lưu xã hội, vừa là trung tâm sinh hoạt, vừa là trung tâm thông tin, thậm chí là môi trường giao dịch làm ăn thương mại. Khách hàng đến với cà phê thuộc nhiều tầng lớp, mỗi tầng lớp lại có thị hiếu, sở thích riêng. Thị trường theo đó cũng tràn ngập các quán cà phê với nhiều xu hướng khác nhau.

Hiện nay, bên cạnh hệ thống các quán cà phê máy lạnh và cà phê sân vườn vốn đã quen thuộc còn xuất hiện rất nhiều kiểu quán cà phê mới. Ở các đô thị lớn, đặc biệt là Sài Gòn, các quán cà phê kèm theo điểm tâm hoặc cơm trưa văn phòng nhiều không đếm xuể. Cà phê chiếu phim gần đây cũng khá phổ biến, cung cấp một không gian giải trí đa phương tiện cho các tín đồ phim điện ảnh. Ngoài ra còn có cà phê sách, cà phê thú cưng, cà phê mang đi dành cho những người bận rộn…

Ngược với xu thế hiện đại, một số quán lại tìm về với những giá trị văn hóa xưa cũ, dân dã, mộc mạc và đượm chất hồn quê Việt như hệ thống quán cà phê Cục gạch. Để khám phá những thử nghiệm mới mẻ, người ta cũng có thể tìm đến những quán như Treo ngược, Tượng, Maliken…, vừa thưởng thức cà phê vừa chiêm ngưỡng không gian được trang trí rất ngộ nghĩnh, độc đáo và sáng tạo.

Với những cặp tình nhân, các hệ thống quán cà phê trữ tình cùng không gian ấm cúng bên những ngọn nến lung linh kết hợp với những bản nhạc trữ tình êm ái là một sự lựa chọn lý tưởng

Ngoài ra, phong trào cà phê nguyên chất và cà phê sạch đã bắt đầu được nhìn nhận nghiêm túc từ các doanh nghiệp cà phê để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng Việt

Vốn đam mê và khao khát truyền bá các giá trị của cà phê đồng thời được chung tay góp phần bảo vệ hành tinh xanh, thương hiệu Copen Coffee đã ra đời và mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm cà phê nguyên chất, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Bạn có thể thưởng thức những sản phẩm nguyên chất của Copen Coffee không chỉ ngay tại hệ thống quán mà còn trên các siêu thị lớn tại Việt Nam.

Quán cà phê xinh xắn dành cho người yêu yêu môi trường và cà phê nguyên chất. Nguồn: copencoffee.com
Quán cà phê xinh xắn dành cho người yêu yêu môi trường và cà phê nguyên chất. Nguồn: copencoffee.com

Cà phê đã trở thành một nét văn hóa giải trí, và quán cà phê là nơi người ta có thể thưởng thức những bản nhạc hay, những quyển sách kinh điển, hoặc tâm sự, trao đổi về sở thích chung hay mọi thứ khác trên đời.

 

SP

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s